Từ nguyên, nội hàm & ngoại diện Giới_hạn_sinh_thái

  • Đây là thuật ngữ trong sinh thái học mà các nhà khoa học Việt Nam đã phát triển và Việt hoá từ thuật ngữ "tolerance ranges of species"[6] (khoảng chịu đựng của loài) trong quy luật Shelford (/ʃɛl fɔːd/) hay "principle of tolerance limits"[7] (nguyên tắc giới hạn chịu đựng) và "limiting factor" (yếu tố giới hạn) của thuật ngữ nước ngoài trong lĩnh vực sinh thái học.[1][2]
  • Nói cách khác, với một nhân tố sinh thái thì mỗi sinh vật chỉ có khả năng chịu đựng được về mặt sinh học một "biên độ" biến đổi xác định của nhân tố sinh thái đó thì mới sống và phát triển. Vì thế, khái niệm này còn được gọi là giới hạn chịu đựng (Limits Of Tolerance)[7] hay khoảng chịu đựng.[3]
  • Giả sử hình 1 thể hiện sự biến thiên về nhiệt độ môi trường tăng dần theo chiều từ trái sang phải của trục hoành (OY), còn mức độ thuận lợi cho sự sinh tồn và phát triển của sinh vật được biểu diễn ở trục tung (OX). Nếu nhiệt độ thấp dưới giá trị 1 làm sinh vật chết thì 1 gọi là "điểm gây chết" dưới; nếu nhiệt độ cao hơn giá trị 5 cũng làm sinh vật chết thì 5 gọi là "điểm gây chết" trên. Khoảng từ 1 - 5 gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái của sinh vật đó. Nếu nhiệt độ ở giá trị 5 là phù hợp nhất cho sinh vật, thì nó sống thuận lợi nhất nên gọi là "điểm cực thuận". Còn nhiệt độ trong khoảng 1-2 và 4-5 gọi là "khoảng chống chịu".[3] Các nhân tố sinh thái khác (như nồng độ CO2, cường độ sáng,...) cũng tương tự.